LADDESIGN

Gia chủ sai lầm khi làm giếng trời và tư vấn phương án xử lý của KTS

THIẾT KẾ - THI CÔNG NỘI NGOẠI THẤT

Gia chủ sai lầm khi làm giếng trời và tư vấn phương án xử lý của KTS

Độc giả Anh Dũng đưa ra tình huống khó xử vì sai lầm khi làm giếng trời như sau:

"Nhà tôi vừa xây xong nhưng nếu trời mưa, nước sẽ theo giếng trời tràn vào trong nhà. Chẳng nhẽ bịt giếng trời lại, mong kiến trúc sư tư vấn giúp."

Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây.

Đối với vấn đề này, Kiến trúc sư Trương Thành Trung (Công ty TNHH tư vấn thiết kế kiến trúc và nội thất T&T) đưa ra tư vấn như sau: 

Việc xử lý chống thấm hay chống dột ở các vị trí lấy sáng, gió như giếng trời nếu không tìm đúng nguyên nhân sẽ không thể xử lý dứt điểm. Khi đó bịt vào không được mà để nguyên thì mưa gây ngấm, dột.

Bởi vậy, đầu tiên phải ra nguyên nhân gây ra việc thấm, dột từ vị trí giếng trời.

Có 5 vị trí hay thường xảy ra thấm, dột.

5 vị trí thường xảy ra thấm, dột trong nhà

Vị trí thứ nhất: Cho dù mái kính đã đua khỏi miệng giếng trời một khoảng an toàn 400-450 mm, nhưng phía dưới không lắp đặt thanh V ngắt nước thì gió vẫn thổi nước chảy theo mặt dưới của kính vào trong miệng giếng trời. Việc lắp đặt thanh V này nhằm chặn không cho nước chảy men theo kính vào sâu bên trong, chỉ chảy đến vị trí có gờ ngắt nước sẽ rơi xuống.

*Lưu ý: Điểm rơi của nước phải nằm ngoài miệng giếng trời.

Vị trí thứ hai: Là nơi thường xảy ra nứt, tách giữa bê tông và gạch xây do hai vật liệu này không đồng chất. Lớp vữa giữa gạch xây và sàn bê tông co ngót hoặc do thời tiết nắng nóng, nhiệt độ thay đổi bất thường sẽ tạo ra những vết nứt, tách vữa khỏi sàn bê tông, khiến nước mưa thấm qua vị trí này. Vì thế có thể xử lý bằng cách dùng tấm trải chống thấm khò nóng rồi dán trùm từ sàn qua vị trí tường xây cao lên 100-150 mm. Khi vữa co ngót cũng không ảnh hưởng để việc nước ngấm từ ngoài qua tường.

*Lưu ý: Có nhiều giải pháp chống thấm khác nhau cho vị trí này.

Vị trí thứ ba: Khoảng hở lấy gió tự nhiên vào giếng trời quá cao, trong khi khoảng cách phù hợp chỉ 200-250 mm, khiến gió thổi, mưa tạt ngang qua khe hở giữa kính và miệng giếng trời vào trong nhà.

Vị trí thứ tư: Mái kính chờm ra khỏi miệng giếng trời quá ngắn, khoảng cách phù hợp là 400-450 mm. Với độ dài phù hợp khi đua kính trên sẽ ngăn gió tạt ngang nước mưa từ bên hông vào.

Vị trí thứ năm: Miệng giếng trời phải cách mặt sàn tối thiểu 400 mm trở lên, tránh khi mưa to nước trên mái nhà không thoát kịp sẽ tràn ngược qua vị trí giếng trời vào nhà.

Sau khi tìm hiểu, bạn xem nhà mình rơi vào trường hợp nào để có phương án xử lý. Nếu không phải năm lý do trên, bạn có thể gửi chi tiết hơn nội dung câu hỏi và hình ảnh hiện trạng để nhận được những tư vấn chính xác hơn.

Theo Trang Vy (VNE)


Bài viết khác

2021 © CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG XÂY DỰNG LAD. Design by meocondts.com

0368 611 841

Zalo
Hotline